Hãy tưởng tượng bạn có thể điều hướng trong thực tế ảo chỉ bằng kính áp tròng hoặc sử dụng điện thoại thông minh ngay cả khi đang dưới nước. Điều này có thể sớm trở thành hiện thực nhờ vào một loại da điện tử (e-skin) tiên tiến. Mới đây, một nhóm nghiên cứu do Trung tâm Helmholtz Dresden-Rossendorf - HZDR (Đức) dẫn đầu đã phát triển một lớp da điện tử có khả năng phát hiện và theo dõi chính xác từ trường chỉ với một cảm biến toàn cục duy nhất.
Các kỹ sư tại Đại học Texas A&M (Hoa Kỳ) đang phát triển “Super-Turing AI” - một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi linh hoạt và hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Science Advances.
Một nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, mới được công bố trên Tạp chí Nature đã giới thiệu một phương pháp hóa học tiên tiến giúp tái chế cao su phế thải một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu do PGS Aleksandr Zhukhovitskiy tại Đại học Bắc Carolina - Chapel Hill (Hoa Kỳ) dẫn đầu, sử dụng kỹ thuật C-H amination và tái cấu trúc chuỗi polymer để biến cao su đã qua sử dụng thành tiền chất cho nhựa epoxy - một vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp.
Trong vòng một thập kỷ tới, Agentic AI - công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tự học có thể đảm nhiệm tới 70% công việc văn phòng, định hình lại các ngành nghề bằng những hệ thống thông minh và linh hoạt, có khả năng học hỏi, tiến hóa cũng như giải quyết các vấn đề thực tế phức tạp. Đây là nhận định của TS Nguyễn Thị Thủy - Trường Đại học RMIT Việt Nam về tiềm năng của công nghệ AI trong thời gian tới.
Vươn cao tới 55 mét trong các khu rừng nhiệt đới Panama, Almendro (Dipteryx oleifera) hoạt động như một “cột thu lôi” tự nhiên. Nguồn điện hàng triệu vôn từ sét không chỉ thiêu rụi các dây leo ký sinh mà còn giết chết những cây lân cận cạnh tranh ánh sáng với Almendro. Kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New Phytologist.
Một sự khác biệt lớn giữa con người và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay chính là khả năng tư duy thông thường (common sense). Theo kết quả nghiên cứu mới đây của GS Walid Saad - trưởng nhóm nghiên cứu Next-G Wireless tại Virginia Tech Innovation Campus (Hoa Kỳ), một cuộc cách mạng thực sự trong công nghệ không dây chỉ có thể xảy ra khi hệ thống được trang bị thế hệ AI tiếp theo - một AI có thể suy nghĩ, tưởng tượng và lập kế hoạch tương tự như con người.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Tập đoàn NVIDIA đã kết hợp những ưu điểm của hai phương pháp phổ biến để phát triển một công cụ tạo hình ảnh tiêu tốn ít năng lượng hơn, có thể chạy trực tiếp trên laptop hoặc smartphone mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội.
Một loại vật liệu mới phát triển có khả năng thu giữ carbon đang mở ra hy vọng có thể giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành sản xuất xi măng. Các nhà khoa học tại Đại học Northwestern (Hoa Kỳ) đã sản xuất vật liệu này từ nước biển, điện và khí CO2, tạo ra một hợp chất có thể thay thế cát trong sản xuất xi măng.
Chúng ta đều biết vi nhựa xuất hiện khắp nơi trong môi trường, nhưng tác hại của chúng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã cho thấy cái nhìn rõ nét về tác hại của vi nhựa đối với cây trồng. Vi nhựa có thể giảm tốc độ quang hợp tối đa của cây trồng lên đến 18%, gây tác hại lên hệ thống sinh thái và an ninh lương thực. Kết quả của nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí PNAS.
Một bước đột phá y học đang mang đến hy vọng mới cho bệnh nhân đột quỵ, khi các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã phát triển thành công loại thuốc đầu tiên thế giới có thể hỗ trợ phục hồi toàn diện mà không cần đến các liệu pháp vật lý kéo dài và đầy thách thức. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Nature Communications.