Với cách làm việc mới, tinh thần sẵn sàng nhận các nhiệm vụ có thách thức, mục tiêu cao và hướng vào kết quả cuối cùng, Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò là Bộ hạt nhân và nòng cốt trong thực hiện Nghị quyết 57/NQ-TW1 ; cam kết sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Lãnh đạo Chính phủ giao, với kết quả cụ thể trong năm 2025. Thông điệp này được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, diễn ra chiều ngày 01/04/2025 tại trụ sở Bộ.
Ngày 01/04/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025. Trong đó, Chính phủ đánh giá cao Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Theo Nghị định số 55/2025/NĐ-CP ngày 02/03/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, về lĩnh vực kinh tế số, xã hội số, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số nền tảng, nền tảng số quốc gia phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia theo quy định của pháp luật... Dưới đây là một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và xã hội số do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
Ngày 22/07/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Quyết định đề ra các mục tiêu: phấn đấu đạt 50% phương tiện giao thông đô thị và 100% xe buýt và taxi nội đô đến năm 2030 và 100% phương tiện giao thông đường bộ vào năm 2050 sử dụng xe điện hoặc xe sử dụng năng lượng xanh. Quyết định này đặt ra cơ hội, thách thức và cần lời giải thỏa đáng để các mục tiêu sớm được hiện thực hóa.
Để tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý cho rằng cần khơi thông được các điểm nghẽn thể chế, mối quan hệ giữa nhà khoa học và doanh nghiệp sẽ được kích hoạt mạnh mẽ, tạo đòn bẩy cho đổi mới sáng tạo đi vào thực tiễn và đóng góp thiết thực cho nền kinh tế.
Ngày 27/03/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”. Việc triển khai thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng khung pháp lý trong lĩnh vực tài sản số.
Ngày 26/03/2025, Ban Chỉ đạo phát triển S.T.I.D, cải cách hành chính và Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) họp phiên đầu tiên. Theo đó, Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cảng biển, khai khoáng, giao thông thông minh... Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhu cầu về 5G ngày càng cao, đây đang là thời cơ để các nhà mạng đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% mỗi năm, đổi mới sáng tạo đang dần khẳng định vai trò then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia. Ngày 24/03/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với các đơn vị thuộc khối đổi mới sáng tạo, bao gồm Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ, Cục Đổi mới sáng tạo và Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF).
Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-BNV ngày 10/01/2025 của Bộ Nội vụ, với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu; hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân. Đại hội lần này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động trong 5 năm tới, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Hiệp hội trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nhân sự kiện này, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam xin trích đăng bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030.